Hiện nay có rất nhiều ý kiến vẫn cho rằng điều dưỡng và y sĩ có nhiệm vụ như nhau. Tuy nhiên thực tế thì không phải như vậy. Vậy Điều dưỡng và y sĩ khác nhau như thế nào?, cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn.
Nhiều người cho rằng học xong ngành điều dưỡng sẽ về các cơ sở y tế để làm y tá, họ không biết y tá là cách gọi cũ của điều dưỡng. Theo ban tuyển sinh Cao đẳng điều dưỡng TPHCM, về cơ bản thì cả hai ngành điều dưỡng và y sĩ đa khoa đều thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho người dân, khám chữa bệnh cho người dân.
Tóm tắt nội dung
Công việc chung của y sĩ và điều dưỡng
Hai công việc này đều có nhiệm vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân, hướng dẫn họ thực hiện các thủ tục theo đúng nội quy trung tâm y tế, bệnh viện. Tiếp đón và hướng dẫn người nhà của họ phối hợp cùng với bác sĩ thăm khám bệnh nhân để đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Điều dưỡng và y sĩ khác nhau như thế nào?
Điều dưỡng và y sĩ đều là nhân lực quan trọng trong hệ thống Y tế. Hai vị trí này đều là cầu nối giữa bệnh nhân và bác sĩ điều trị lâu dài. Điều dưỡng và y sĩ thường phải làm những công việc chung như sau:
- Thực hiện công việc tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà làm theo đúng các nội quy, quy định trong viện.
- Theo dõi sức khỏe của bệnh nhân, ghi chép đầy đủ các diễn biến của bệnh và đồng thời thông báo cho bác sĩ ca trực được biết và xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra
- Phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ khám chữa bệnh, từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp cho người bệnh
- Hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân bất cứ khi nào họ cần giúp đỡ
- Hướng dẫn tận tình người bệnh hoặc người nhà thực hiện điều trị tại nhà sau khi xuất viện
Điều dưỡng và Y sĩ khác nhau như thế nào?
Tuy rằng hai vị trí này có một số điểm giống nhau kể trên nhưng mỗi người sẽ có sự khác nhau về công việc và vai trò.
Ngành Điều dưỡng
- Giúp đỡ người bệnh khi ở trong viện trong các hoạt động tập luyện phục hồi chức năng và động viên người bệnh vượt qua những khó khăn trong quá trình điều trị. Tiếp thêm động lực và niềm tin vào phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn
- Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng thuốc hàng ngày của người bệnh.
- Điều phối cách sử dụng thuốc đúng quy định
- Tuyên truyền và phổ biến những kiến thức quan trọng để người dân có ý thức phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.
- Thường xuyên ghi chép các thông tin của bệnh nhân từ khi nhập viện đến khi chuyển viện. Kịp thời thông báo cho bác sĩ chuyên khoa biết để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Nhận dụng cụ y tế và các đồ dùng cần thiết để theo dõi tình hình của bệnh nhân, đúng kế hoạch của điều dưỡng trưởng khoa.
- Kê khai đủ số lượng thuốc mà người bệnh đang sử dụng trong quá trình điều trị ở các cơ sở y tế.
- Tiến hành thu hồi thuốc thừa về cho đơn vị có trách nhiệm xử lý theo đúng quy định
Ngành Y sĩ
- Y sĩ thường thiên về bệnh học, bệnh lý của bệnh lý của bệnh nhân sau đó có phương pháp điều trị tốt nhất. Y sĩ ở nơi làm việc có nhiệm vụ thăm khám và chữa một số bệnh hay chứng bệnh thông thường. Chuyển tuyến cho bệnh nhân kịp thời và giải quyết vấn đề ở tuyến y tế cơ sở. Y sĩ có thể xử trí ban đầu các trường hợp cần cấp cứu
- Y sĩ có nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát các công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền tới người dân các phương pháp giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh. Góp phần vào việc nâng cao hiểu biết về y học cho cộng đồng.
- Những vùng có dịch bệnh, y sĩ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lên kế hoạch kiểm soát, dập tắt bệnh dịch phát sinh. Làm báo cáo gửi lên các cơ quan cấp trên để chủ động phòng chống dịch.
- Tổ chức quản lý và thực hiện các công việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, lập kế hoạch phòng bệnh và chống dịch. Vận động cộng đồng cùng tham gia vào giải quyết các vấn đề sức khỏe. Thực hiện một số thủ thuật theo quy định của Bộ y tế.
- Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ y tế ở nơi làm việc
- Phối hợp với nữ hộ sinh để chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em tại địa phương theo chủ trương của cấp trên
- Tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y tế tới cộng đồng kịp thời nhất
- Làm nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra công tác tuyên truyền các bệnh xã hội
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế nơi ở nơi công tác
- Trực tiếp làm công thống kê số liệu tình hình sinh tử hàng ngày tại bệnh viện
- Kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn về Dược
- Nắm bắt được tình hình dịch tễ, làm tài liệu để báo cáo lên cấp trên tình hình của cơ quan nơi công tác
- Đặt kế hoạch duy trì tủ thuốc ở nơi công tác, vệ sinh viên trong tổ lao động
- Lên kế hoạch phòng bệnh cho nhân dân
- Kiểm tra việc thực hiện công việc của những cán bộ về các bệnh xã hội.
- Đóng góp ý kiến cho nhà trường trong công tác bảo vệ sức khỏe của học sinh, công tác vệ sinh và phòng bệnh thông qua học sinh
- Y sĩ là người có trách nhiệm giải quyết các nhiệm vụ hành chính văn phòng ở cơ sở y tế. Một số công việc của y sĩ như trả lời điện thoại, thiết lập cuộc hẹn, cập nhật thông tin bệnh nhân. Theo dõi những gì xảy ra trong cơ sở làm việc để xử lý các tình huống xảy ra hàng ngày.
Hiện nay, y sĩ phân thành 2 cấp độ là y sĩ chưa được cấp phép hành nghề và y sĩ đã đăng ký hành nghề. Đối với y sĩ chưa được cấp phép hành nghề bắt buộc phải làm việc dưới sự kiểm soát liên tục của bác sĩ và điều dưỡng.
Với y sĩ đã được cấp phép hành nghề thì nhiệm vụ của họ có phần chú trọng chuyên môn cao hơn là tiến hành tiểu phẫu, đo chỉ số sinh tồn, thực hiện quá trình lấy máu bệnh nhân xét nghiệm. Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân. Tùy từng chuyên khoa cụ thể mà sẽ có các y sĩ riêng để biệt thực hiện những nhiệm vụ về văn thư và lâm sàng khác nhau.
Y sĩ và Điều dưỡng đều có chung vai trò là theo dõi và kiểm soát các công tác vệ sinh phòng bệnh hoặc hoặc tổ chức tuyên truyền đến người dân những biện pháp phòng bệnh, nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh. Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết được khái niệm Điều dưỡng và y sĩ khác nhau như thế nào? và không nhầm lẫn giữa hai vị trí này trong cơ sở khám chữa bệnh.